- Đây là máy cấu hình mạnh nhất trong dòng XPS 13
- Màn hình cảm ứng, độ phân giài 4k, kích thước 13″, chống chói
- Thiết kế sexy với viền bezel mỏng, bàn phím tràn ra hai bên, xung quanh cắt kim cương
- Bàn rê chuột lớn hơn, di chuyển ngón tay dễ hơn
- Giá gần 70 triệu đồng
1. Thiết kế
Mình luôn rất ấn tượng với thiết kế của những chiếc XPS ngay từ thế hệ đầu tiên với viền màn hình rất mỏng. Qua từng năm và từng thế hệ, Dell lại cố gắng thu nhỏ viền này lại, tăng kích thước hiển thị lên và giảm kích thước tổng thể đi. Kết quả là năm nay chúng ta có một chiếc máy 13″4 nhưng kích thước tổng thể lại nhỏ hơn cả những chiếc 13″3 khác.
Thiết kế của máy rất cao cấp với vỏ nhôm nguyên khối và được cắt kim cương ở các viền xung quanh, lớp cắt này khiến máy có hoàn thiện kiểu mài xước, sáng nhưng không quá bóng. Mình không rõ khi bị va chạm thì có dễ trầy móp không nhưng nó làm chiếc máy đẹp và sang trọng hơn.
Có một điểm trừ ở thiết kế chỗ đặt tay để mở màn hình, thông thường thì nhà sản xuất sẽ khoét một rãnh ở gần bàn rê chuột để chúng ta đưa tay vào đó và nhấc màn hình lên nhưng XPS 13 2020 thì không có chi tiết đó. Nó khiến chúng ta khi đặt tay vào rồi nhưng rất khó có một điểm tỳ để nâng màn hình lên, dù là bản lề đã được thiết kế lại để dễ dàng mở màn hình chỉ với một ngón tay.
2. Màn hình
Mình không thích tỉ lệ 16:9 dù là trên tablet hay trên laptop, rất may là XPS 13 năm nay chuyển qua 16:10 rồi nên chúng ta nhìn màn hình đỡ bị dài quá. Sở dĩ Dell có được tỉ lệ này mà kích thước tổng thể không đổi do viền dưới màn hình đã được họ rút gọn đi tối đa, những đời trước nó tỏ ra quá dày, Dell đặt được cả logo của họ vào đây, và cả webcam nữa.
Khe hút gió ở hai bên cạnh trái/phải của máy, rồi gió nóng đi ra ở khe gần bản lề.
Webcam năm nay đã được đưa về vị trí truyền thống, tức là bên trên màn hình, dĩ nhiên viền này vẫn đủ mỏng. Kết quả cuối cùng là chúng ta có một chiếc máy mỏng đều ở cả bốn viền, tỉ lệ màn hình hài hòa và tỉ lệ hiển thị rất lớn.
Dell đưa ra hai tùy chọn không cảm ứng với độ phân giải Full-HD hoặc cảm ứng độ phân giải 4k, cái máy này là như vậy. Mình không dùng Windows nên không rõ trang bị cảm ứng có giúp ích gì hay không nhưng độ phân giải 4k thì quá tuyệt vời, chẳng có gì phải phàn nàn về chất lượng màn hình này cả.
3. Cấu hình Max Option
Như đã nói, chiếc máy mình mượn là max option, tức là Dell đưa ra tùy chọn cấu hình nào thì cái này là cao nhất. Ví dụ màn hình 4k cảm ứng, chip Core i7, RAM 32GB và SSD 1TB, pin 19 tiếng. Cái giá đi kèm cũng chẳng hề dễ chịu chút nào, gần 70 triệu cho một chiếc laptop 13″. Riêng tùy chọn từ màn hình tiêu chuẩn lên 4k cảm ứng đã tiêu tốn 400 USD rồi.
Về cấu hình chip xử lý, Dell năm nay chọn con Core i7-1065G7. Nếu so với Core i7-10710U năm ngoái, con chip năm nay có 4 nhân và 8 luồng xử lý trong khi năm ngoái là 6 nhân và 12 luồng. Tuy nhiên, năm nay GPU tích hợp lại là Iris Plus chứ không phải UHD như năm ngoái. Chúng ta sẽ có một chiếc máy hiệu năng xử lý thấp hơn năm ngoái một chút nhưng khả năng xử lý đồ họa lại tăng lên đáng kể.
Cảm ơn cửa hàng Hanoilab đã cho mình mượn chiếc máy này.
Mở hộp Dell XPS 13 2020 Max Option
02-12-2021
Xem nhiều tin tức hay : https://hanoilab.com/tin-tuc/
Laptop Dell có sẵn : https://hanoilab.com/laptop-dell-usa/
Laptop Only From USA
===================
Tại Hà Nội:
Hotline: 0902 668 669 ( Zalo, sms, call ) 24 / 7
Tòa nhà D2, Ô số 3, tầng 5 tháp A – 144 Giảng Võ – Ba Đình – HN
Email: Lienhe@hanoilab.com.vn
Tại TP.HCM
Hotline: 0908.149.069
Lầu 2 – TK17/1 Nguyễn Cảnh Chân, P. Cầu Kho, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh
Email:sales@saigonlab.com.vn