KHÁCH HÀNG CHIA SẺ TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ LAPTOP HÀ NỘI LAB CUNG CẤP TỪ 2004 TỚI NAY
Tình trạng – Hình Ảnh thực tế Asus ROG Flow Z13 GZ301 bán tại Hà Nội Lab
Đặt hàng – Nhập khẩu từ Mỹ
Đánh giá chi tiết về Asus ROG Flow Z13 GZ301 – Tinhte
Mình đã có cơ hội khoảng nửa năm để sử dụng chiếc ROG Flow X13 và mình đã theo dõi nó từ những ngày đầu nó được giới thiệu tại CES 2021 và cho đến hôm nay với chiếc ROG Flow Z13 kế nhiệm, mình cũng đã có những trải nghiệm ban đầu và mình muốn chia sẻ với anh em trong bài này.
Thiết kế
ROG Flow Z13 đầu tiên mình phải khẳng định rằng nó là mộ sự nâng cấp toàn diện của ROG Flow X13 trước đó, với kiểu dáng được thay đổi từ một chiếc laptop sang một chiếc tablet 2-in-1, tức là nếu chúng ta nói đây là chiếc tablet Windows mạnh nhất thế giới hiện tại cũng không phải là điều gì đó quá đáng, đặc biệt nếu như so sánh nó với chiếc máy tiền nhiệm, vốn cũng được ROG gọi nó là chiếc laptop 13″ mạnh nhất thế giới tại thời điểm nó ra mắt.
Dòng máy Flow của ROG đi theo một tôn chỉ riêng: mang tính di động đi kèm với hiệu năng cực mạnh mẽ nhờ vào những giải pháp mà ROG mang lại. Với phiên bản năm nay, nó còn cải thiện nhiều hơn nữa, mạnh mẽ hơn nữa và tính di động cũng cao hơn.
Thiết kế chính là điểm thay đổi lớn nhất trên chiếc máy này, nó được làm kiểu dáng tablet lai laptop, thay vì kiểu dáng laptop truyền thống. Điều này sẽ đem lại lợi điểm đó là tính di động nó sẽ cao hơn, khả năng sử dụng của nó cũng được rộng mở hơn so với laptop. Năm ngoái Flow X13 có thể gập 360 độ để biến thành tablet nhưng sử dụng kiểu đó thực sự không phải là một ý hay, đặc biệt với trọng lượng của máy khi đó, nhưng với Z13 thì việc sử dụng như tablet là điều vô cùng dễ dàng. Việc sử dụng kiểu dáng này cũng làm khả năng tản nhiệt của máy tốt hơn khi nó sẽ có rất nhiều không gian để lấy gió.
ROG Flow Z13 vẫn được hoàn thiện bằng hợp kim nhôm cho nên nó vẫn giữ được trọng lượng nhẹ là 1.1kg, phần bàn phím dược làm bằng vải microfiber (cảm giác sờ khá giống Alcantara) cho cảm giác sờ rất thích, mình cực kì thích cảm giác sờ lên bàn phím của chiếc máy này, trải nghiệm của nó tương tự như những chiếc Surface Pro của Microsoft vậy.
Điểm nhấn lớn nhất của ROG Flow Z13 chính là khe lấy gió phục vụ cho việc tản nhiệt, rất lớn và rất hầm hố nếu so với một chiếc tablet, chưa dừng lại, ROG luôn biết cách nhấn nhá cho thiết bị của mình để mỗi thiết bị là một cái gì đó rất riêng. Nếu như Flow X13 năm ngoái là họa tiết phay xước với hai kiểu hoàn thiện khác biệt thì Flow Z13 năm nay là khu vực LED RGB ngay tại mặt A, cộng với kiểu hoàn thiện khoe linh kiện bên trong làm cho máy thêm nổi bật, mình cầm máy ra ngoài cf rất nhiều người đã hỏi mình đây là máy gì mà sao trông lạ và đẹp quá. Ít nhất mình thấy rằng ROG đã thành công ở mặt thu hút ánh nhìn của người khác với ROG Flow Z13.
Quảng cáo
Nếu anh em nhìn kĩ thì ROG Flow Z13 đã được làm dày hơn so với X13 năm ngoái và nó cũng dày hơn đáng kể so với những chiếc tablet Windows khác, lí do vì bên trong cấu hình của nó là một cấu hình gaming thực sự, không phải dạng ultrabook như chúng ta hay biết. Hơn nữa, ROG Flow Z13 sử dụng tản nhiệt buồng hơi (vapor chamber) cho nên dày là điều gần như bắt buộc nếu không muốn hiệu năng bị sụt giảm cũng như nóng máy trong quá trình sử dụng. Ngoài ra chúng ta cũng còn vài điểm nhấn như logo ROG màu đỏ ngay phần stand của máy, hay một vài họa tiết được khắc xung quanh máy.
Tuy nhiên trong thiết kế của ROG Flow Z13 có một điểm mà chúng ta phải đánh đổi về cổng kết nối, chính là sự thiếu vắng của cổng HDMI, mặc dù năm nay Flow Z13 sử dụng vi xử lý Intel gen 12th Alder Lake thì chúng ta sẽ có Thunderbolt 4, nhưng không có HDMI thì sẽ hơi khó khăn trong việc trình chiếu. Flow Z13 vẫn giữ điểm đặc trưng nhất của nó là cổng kết nối XG Mobile connect để mở rộng hiệu năng xử lý đồ họa, XG Mobile vẫn sẽ được tích hợp và được hỗ trợ với GPU vô cùng mạnh mẽ là RTX 3080, bật mí cho anh em là sắp tới ROG sẽ nâng cấp chiếc XG Mobile này với hiệu năng vượt trội hơn.
Màn hình & loa
Màn hình của ROG Flow Z13 cũng là một sự nâng cấp lớn so với phiên bản năm ngoái. Mình đã từng phản ánh trong bài review ROG Flow X13 rằng màn hình của chiếc máy này hơi tối và độ phủ màu chưa cao thì bây giờ, ROG Flow Z13 đã khắc phục triệt để cả hai chuyện đó.
Trước tiên chúng ta vẫn có kích thước màn hình trong phân khúc 13″, độ phân giải FHD 120Hz (có option màn hình 4K) nhưng độ sáng đã được đẩy lên cao hơn 500nit, thay vì 300nit như Flow X13. Màn hình của ROG Flow Z13 cũng được chứng nhận bởi Pantone và hỗ trợ Dolby Vision. Mình có test thử về các gam màu của ROG Flow Z13 so với X13 năm ngoái thì có sự thay đổi đáng kể (nhất là ở gam màu Adobe RGB là 70%), thứ mình thấy rõ nhất chính là màu đen của ROG Flow Z13 có vẻ sâu hơn so với X13, mình có thể nhận ra sự khác biệt này bằng mắt thường khi dùng Z13.
Một nâng cấp nữa mà có lẽ ít anh em chú ý chính là kính bảo vệ màn hình của Flow Z13 đã được nâng cấp lên Corning Gorilla Glass 5 cũng như nút nguồn kiêm cảm biến vân tay vẫn còn tồn tại trên Z13 và nó mở khóa rất nhanh.
Có thể với màn hình 13.4″ sẽ là nhỏ nếu chúng ta chỉ chơi game nhưng xét rộng ra, kiểu dáng nhỏ gọn này sẽ giúp người dùng có tính di động cao hơn, đặc biệt là chúng ta có thể dùng máy ở nhiều nhu cầu hơn. Mình ví dụ với cá nhân mình, khi làm việc thì sử dụng nó như một chiếc laptop, khi chơi game có thể cắm Flow Z13 với XG Mobile và kết nối ra màn hình lớn để chơi game sướng hơn, hoặc có thể chơi game di động trên màn hình của một chiếc tablet, đối xử với nó như một chiếc máy tính bảng thông thường, thậm chí mình có thể kết nối controller của Xbox hoặc PS5 để chơi những tựa game giải trí nhẹ nhàng trên Windows Store như Asphalt 9.
Loa cũng là một sự nâng cấp mà mình thấy được trên chiếc máy này, nó không nhỏ và tậm tịt như X13 nữa, mà thay vào đó là đã to hơn, rõ hơn và chỉ dừng lại đó mà thôi, nếu nói có chiều sâu và bass thì nó vẫn chưa làm được. Một số thông tin về hệ thống âm thanh của Flow Z13 cho anh em quan tâm là nó hỗ trợ Hi-Res Audio, khử ồn bằng AI, hỗ trợ 3 microphone tỉ lệ SNR cao, Amp thông minh, Dolby Atmos…
Bàn phím & touchpad
Với mình, Flow X13 là chiếc laptop có bàn phím rất tốt và trải nghiệm gõ của nó thì không chê vào đâu được. Mình cũng nói trong bài đánh giá rằng những chiếc laptop có bàn phím gõ tốt được anh em đánh giá cao như ThinkPad hay HP EliteBook thì Flow X13 cũng xứng đáng đứng trong hàng ngũ đó và với Z13 năm nay, điều đó vẫn không thay đổi.
Anh em thử nhìn vào một chiếc bàn phím mỏng như vậy, trên một chiếc máy tính lai tablet như thế, nhưng hành trình phím của chiếc máy này lên đến 1.7mm và trải nghiệm gõ của nó mình chỉ có một từ là phê mà thôi. Năm nay LED bàn phím của Z13 đã được hỗ trợ RGB chứ không còn LED trắng đơn điệu nữa, nhưng vẫn chỉ là LED RGB 1 vùng mà thôi.
Về touchpad thì đây chưa phải là một sự nâng cấp so với Flow X13 vì nó vẫn có một diện tích nhỏ so với thân máy và mặc dù vẫn được phủ kính đi kèm với những thao tác cử chỉ của Windows, nhưng cá nhân mình vẫn thích một chiếc touchpad to hơn.
Cấu hình & hiệu năng
Trước tiên, phiên bản mình đang trải nghiệm có cấu hình cụ thể:
- CPU Intel®️️️️️️ Core™️ i7-12700H processor 14 nhân 20 luồng, 6 nhân P-cores và 8 nhân E-cores, xung nhịp turbo boost 4.7GHz cho P-cores và 3.5GHz cho E-cores, PL1 50W, PL2 95W.
- GPU: RTX 3050 Laptop 4GB VRAM DDR6.
- RAM: 16GB LPDDR5.
- SSD: 512GB NVMe PCIe.
Qua một số bài test CPU mà mình đã thực hiện ở đây thì anh em thấy rõ ràng, hiệu năng CPU của Flow Z13 đã cải tiến hơn Flow X13 khá nhiều. Vi xử lý Intel gen 12th Alder Lake năm nay đã làm quá tốt về hiệu năng. Tuy nhiên cũng cần phải đề cập với anh em rằng Intel®️️️️️️ Core™️ i7-12700H processor trên Flow Z13 bị khóa lại ở mức TDP 50W, tức là nếu so với cũng con Intel®️️️️️️ Core™️ i7-12700H processor đó trên ROG Strix Scar 15 mà mình từng trải nghiệm trước đây thì hiệu năng CPU sẽ bị sụt giảm đôi chút, nhưng đó là điều phải đánh đổi và tính toán với một thiết kế, thân hình mỏng nhẹ của ROG Flow. Còn khi mình không dùng sạc thì Intel®️️️️️️ Core™️ i7-12700H processor có thể đạt mức TDP 30W, khá mạnh mẽ. Ngoài Intel®️️️️️️ Core™️ i7-12700H processor thì ROG Flow Z13 còn có option Intel®️️️️️️ Core™️ i9-12900H processor, thực sự rất bất ngờ khi họ có thể bỏ một con CPU hiệu năng cao vào một chiếc máy mỏng nhẹ như thế này.
Tản nhiệt của Flow Z13 năm nay được cải tiến với tản nhiệt buồng hơi và giải pháp tản nhiệt Intelligent Cooling, với combo quạt tản nhiệt Arc Flow 84 cánh độ ồn thấp và keo tản kim loại lỏng.
Tiếp theo về GPU RTX 3050, đây là một sự thay thế dần cho GTX 1650 vốn đã khá cũ và không hỗ trợ nhiều công nghệ mới như DLSS hay ray tracing. Có một điều mình phải nhấn mạnh với anh em khi mình trải nghiệm những chiếc laptop của ROG, đó là MUX Switch cũng như RAM DDR5. Anh em sẽ được hưởng lợi khá nhiều từ hai công nghệ mới này. Với MUX Switch thì đây sẽ là mặc định trên tất cả những dòng laptop ROG trong năm nay và có thể là cả những năm sau này.
MUX Switch được tích hợp vào toàn bộ dòng laptop gaming của ROG trong năm nay, nó sẽ giúp giảm độ trễ khi render hình ảnh từ GPU rời lên màn hình, thay vì phải đi qua GPU tích hợp bên trong CPU. Theo ROG thì MUX Switch sẽ cải thiện mức fps so với khi không có là 15-20%. Còn RAM DDR5 thì mặc định bây giờ sẽ là dual-channel, sẽ giúp tăng băng thông RAM và người dùng sẽ có lợi nhiều hơn trong quá trình sử dụng. Có thể nói rằng MUX Switch và RAM DDR5 sẽ là mặc định và chuẩn mực cho laptop gaming trong tương lai.
Một điểm lưu ý với anh em rằng MUX Switch sẽ không hoạt động khi anh em kết nối với XG Mobile. Mình có test qua vài tựa game khi bật và tắt MUX Switch thì công nghệ này đặc biệt hiệu quả với các tựa game eSport như CS:GGO, nhưng với các tựa game AAA thì MUX switch không đem lại quá nhiều sự khác biệt, đặc biệt đối với các tựa game hỗ trợ DLSS.
Còn với XG Mobile thì nó vẫn là nó, không có gì thay đổi hay nâng cấp và hiệu năng nó mang lại vẫn rất mạnh mẽ, công suất maximum 150W và nhiệt độ khi chơi với các tựa game AAA như RDR2 đều ở ngưỡng 80 độ mà thôi.
Thời lượng sử dụng pin
Flow Z13 có viên pin dung lượng 56Wh, theo ROG cho biết với việc sử dụng có thể lên đến 8 tiếng với các tác vụ văn phòng và khả năng sạc nhanh 50% trong 30 phút. Bên trong phần mềm Armoury Crate có tính năng MSHybrid Mode, khi mình chuyển qua Eco (tức là tắt RTX 3050 trong máy) thì có thể đạt mức sử dụng khoảng 5 tiếng với các tác vụ văn phòng, độ sáng 75%. Khi để ở standard cũng với cùng độ sáng thì hoạt động ở mức gần 4 tiếng.
Trong bài review Flow X13 mình có nói rằng, chiếc máy đó là một chiếc máy tốt, hiệu năng mạnh mẽ nhưng không dành cho một người dùng cụ thể nào, tức là bất kì ai cũng có thể mua chiếc máy đó để sử dụng, nhưng đôi khi nó lại quá dư thừa hoặc không đủ nhu cầu. Nhưng với Flow Z13 năm nay mình thấy một câu chuyện khác, nó đã tập trung hơn vào người dùng thiết bị tablet lai laptop, cần một hiệu năng mạnh mẽ nhưng vẫn phải có tính di động cao, người dùng đang mong chờ một chiếc Surface Pro có hiệu năng khủng thì không còn sự lựa chọn nào ngoài Flow Z13 này. Trong khi đó, Z13 đã cải thiện nhiều về hiệu năng CPU, về màn hình cũng như nâng cấp về tính đa năng trong quá trình sử dụng so với X13.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.